Trong tư liệu cũ Kênh_Thoại_Hà

Vị trí Tam Khê ngày nay. Đây là chỗ khởi đào kênh Thoại Hà.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép:

Núi Thụy Sơn ở cách huyện Tây Xuyên 71 dặm về phía nam, cao 20 trượng, chu vi 11 dặm rưỡi, tục gọi là núi Lấp [8], có khe Hương chảy vào phía tây đổ vào sông Thụy Hà (tục gọi là rạch Ba Rạch)... Năm Gia Long thứ 17, trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thụy sửa sang sông Thụy Hà, công việc xong, vẽ bản đồ dâng lên, nhà vua thấy bờ đông bắc sông có núi Lấp, cho đổi tên là Thụy Sơn để nâng cao công lao của Nguyễn Văn Thụy, Thụy dựng đền thờ ở chân núi và lập bia, khắc hai chữ lớn "Thụy Sơn".[9]

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức mô tả:

Thoại Hà tục gọi là Ba Rách, rộng 8 tầm, sâu 14 thước ta, cách trấn về phía tây 214 dặm. Ở bờ phía tây 4 dặm rưỡi đến ngã ba sông, hợp với sông Cần Đăng; qua tây nam 59 dặm đến cửa sông Lạc Dục; từ đấy đi về nam 57 dặm rưỡi đến ngòi nhỏ Song Giang, bùn ứ, cây cỏ ngăn lấp, thuyền bè không đi được. Tháng 11 niên hiệu Gia Long thứ 16 (1817), vua sai Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh là Thoại Ngọc Hầu điều dân Việt và dân Thổ 1.500 người, cấp cho gạo tiền để đốn chặt cây cối, đào vét cho thông, bề ngang sông là 12 tầm, sâu 4 thước ta, trong 1 tháng thì xong, ăn thông với thủy đạo Kiên Giang, nhân dân Việt, Thổ đi lại đều tiện lợi. Vua ban tên là Thoại Hà để ghi nhớ công của người bề tôi.[10]